Tiếp nối chương trình tiếng Anh lớp 7 HK I, sang học kỳ II, bạn sẽ được ôn lại một số kiến thức về cách đặt câu hỏi trong tiếng Anh, cách nói lời tiên đoán với trợ động từ “will” và dạng so sánh hơn của tính từ chỉ số lượng. Ngoài ra, bạn còn được giới thiệu thêm nhiều kiến thức mới, mở rộng và nâng cao hơn hẳn so với những năm học trước. Để giúp bạn hình dung một cách tổng quát toàn bộ chương trình và cung cấp nguồn tài liệu ôn tập đầy đủ nhất khi cần, FLYER đã hệ thống lại trọn bộ bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK II theo chương trình sách giáo khoa Global Success mới nhất. Hãy cùng FLYER tìm hiểu ngay nhé!
1. Tổng hợp toàn bộ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK I theo chương trình SGK mới nhất
Theo SGK Global Success mới nhất, chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II bao gồm 6 Unit (từ Unit 7 đến Unit 12), xoay quanh 2 chủ đề chính là Our World (Thế giới của chúng ta) và Visions of the Future (Tầm nhìn trong tương lai).
Liên quan đến 2 chủ đề này là những phần kiến thức ngữ pháp sau đây mà bạn cần chú ý!
1.1. Thì của động từ
Trong học kỳ này, bạn sẽ được học thêm về 1 thì mới là thì tương lai tiếp diễn và dạng bị động của thì tương lai đơn.
1.1.1. Thì tương lai tiếp diễn
Thì tương lai tiếp diễn được dùng để nhấn mạnh:
- Một hành động/sự việc nào đó diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai.
- Một hành động/sự việc đang xảy ra thì có một hành động khác xen vào trong tương lai.
- Một hành động sẽ xảy ra và kéo dài liên tục trong tương lai.
- Một hành động sẽ xảy ra trong tương lai theo kế hoạch hoặc thời gian biểu có sẵn.
Công thức tổng quát của thì tương lai tiếp diễn được viết như sau:
Khẳng định | S + will + be + V-ing |
Phủ định | S + will + not + be + V-ing |
Nghi vấn | Will + S + be + V-ing? |
Trong đó:
- S là chủ ngữ
- V-ing là động từ nguyên mẫu thêm đuôi “-ing”
Để nhận biết thì tương lai tiếp diễn, bạn có thể dựa vào một số cụm từ chỉ thời gian như:
At this time/moment + mốc thời gian trong tương lai | Vào thời gian này khi… |
At that time/moment + mốc thời gian trong tương lai | Vào thời gian đó khi… |
At + giờ + mốc thời gian trong tương lai | Vào lúc mấy giờ khi… |
When + mệnh đề ở thì hiện tại | Khi ai làm gì/khi việc gì xảy ra (dùng cho hành động xen ngang sự việc đang diễn ra trong tương lai) |
Ví dụ:
- At 8 a.m. next Thursday, I will be leaving London.
Vào 8 giờ sáng thứ 5 tới, tôi sẽ rời London.
- When you come to my new home tomorrow, I will be cooking a delicious meal for you.
Khi mà bạn đến thăm nhà mới của tôi vào ngày mai, tôi sẽ đang nấu cho bạn một bữa ăn thật ngon.
- Will you be staying with your cousin when your parents go on a business trip?
Bạn sẽ ở cùng em họ bạn khi bố mẹ bạn đi công tác chứ?
- The train will not be departing at 9 am.
Tàu hỏa sẽ không khởi hành lúc 9 giờ sáng.
Tìm hiểu thêm về thì tương lai tiếp diễn
1.1.2. Câu bị động của thì tương lai đơn
Câu bị động được định nghĩa là câu dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động, thay vì nhấn mạnh chủ thể thực hiện hành động đó.
Công thức chung của câu bị động được viết là:
S + be + Ved/3 + (by O)…
Trong đó:
Để cấu tạo câu bị động từ câu chủ động ban đầu, bạn hãy tham khảo cách sau:
Thì tương lai đơn là thì của động từ dùng để diễn tả một quyết định được đưa ra ngay tại thời điểm nói. Từ quy tắc cấu tạo câu bị động chung, bạn có thể suy ra công thức câu bị động của thì tương lai đơn như sau:
Câu chủ động | Câu bị động |
---|---|
S + will/shall + V-inf + … | S + will + be + Ved/3 + (by O)… |
Trong đó:
Ví dụ:
- I will send you an email tomorrow. (Tôi sẽ gửi cho bạn một email vào ngày mai.)
=> An email will be sent to you tomorrow. (Một email sẽ được gửi đến bạn vào ngày mai.)
1.2. Cấu trúc chỉ khoảng cách với chủ ngữ giả “it”
Trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II, bạn sẽ được hướng dẫn cách hỏi và trả lời về khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B thông qua cặp câu hỏi – câu trả lời có chứa chủ ngữ giả “it” sau đây:
Câu hỏi | How far is it + from + địa điểm A + to + địa điểm B? |
Câu trả lời | It is (about) + khoảng cách + from + A + to + B |
Ví dụ:
- How far is it from your house to your school?
Khoảng cách từ nhà bạn đến trường là bao xa?
-> It is about 3 km from my house to my school.
Khoảng cách từ nhà tôi đến trường là khoảng 3 km.
1.3. Cấu trúc “used to”
Cấu trúc “used to” được dùng để miêu tả một hành động, một thói quen hoặc một trạng thái đã từng xảy ra thường xuyên trong quá khứ, nhưng hiện tại đã dừng hẳn, không còn tiếp tục nữa. Bạn có thể dịch nghĩa tiếng Việt của “used to” là “đã từng”.
Cấu trúc câu cơ bản với “used to” được viết là:
Khẳng định | S + used to + V-inf + … |
Phủ định | S + did + not use to + V-inf + … |
Nghi vấn | Did + S + use to + V-inf + …? |
Ví dụ:
- I used to go to work by bus.
Tôi đã từng đi làm bằng xe bus. (Hiện tại tôi không còn đi làm bằng xe bus nữa.)
- I did not use to walk to school.
Tôi đã từng không đi bộ đến trường. (Hiện tại tôi đã đi bộ đến trường.)
- Did you use to walk to school?
Có phải bạn đã từng đi bộ đến trường không?
1.4. Tính từ đuôi “-ed” và “-ing”
Tính từ đuôi “-ed” được dùng để miêu tả cảm xúc, cảm nhận của ai đó gây ra bởi một sự kiện/sự việc/hiện tượng/tình huống cụ thể.
Ví dụ:
- The film was so long, I was bored.
Bộ phim quá dài dòng khiến tôi cảm thấy chán.
=> Tính từ “bored” lúc này biểu thị cho thái độ chán của “tôi” trước sự dài dòng của bộ phim.
Trong khi đó, tính từ khi thêm đuôi “-ing” lại được dùng để miêu tả về đặc điểm/tính cách/tính chất của ai/sự vật/sự việc gì.
Ví dụ:
- The film was so long, and boring.
Bộ phim rất dài và chán.
=> Tính từ “boring” lúc này biểu thị tính chất của bộ phim “vừa dài, vừa chán.”
Ngoài khác nhau về mặt ý nghĩa, cách dùng của hai loại tính từ đuôi “-ed” và “-ing” cũng có nhiều điểm khác biệt nhất định.
Hãy cùng tham khảo một vài yếu tố khác biệt nổi bật nhất qua bảng sau:
Tính từ đuôi “-ed” | Tính từ đuôi “-ing” | |
---|---|---|
Vị trí | Đứng sau động từ nối (linking verb) Đứng sau đại từ bất định (someone, anything, all, everybody,…) |
Đứng trước danh từ Đứng sau động từ nối Đứng sau đại từ bất định |
Chủ ngữ trong câu | Có ít nhất 2 chủ ngữ Chủ ngữ trong vế có chứa “-ed” sẽ chịu tác động bởi các chủ ngữ còn lại |
Chỉ có một chủ ngữ, cũng chính là đối tượng được tính từ “-ing” biểu thị |
Vai trò | Bổ nghĩa cho chủ ngữ là đối tượng chịu tác động | Bổ nghĩa cho chủ ngữ là chính đối tượng gây ra tác động |
Giới từ đi kèm | Có đi kèm giới từ | Không đi kèm giới từ |
Tìm hiểu thêm về tính từ đuôi “-ed” và “-ing”
1.5. Từ nối chỉ sự tương phản
Các từ nối chỉ sự tương phản là những từ/cụm từ làm nhiệm vụ kết nối giữa 2 nội dung mang ý nghĩa trái ngược nhau hoàn toàn.
Trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II, có 5 từ/cụm từ nối chỉ sự tương phản bạn sẽ được học là:
- Although
- Despite
- In spite of
- However
- Nevertheless
1.5.1. Although
“Although” là một từ nối mang nghĩa “mặc dù/ dẫu cho/ dù…”, dùng để liên kết giữa 2 mệnh đề thể hiện ý nghĩa trái ngược nhau về mặt logic.
“Although” có thể đứng ở đầu một mệnh đề hoặc giữa 2 mệnh đề mang ý nghĩa đối lập. Tuy nhiên, vì mệnh đề có chứa “although” là mệnh đề phụ nên luôn phải đi kèm với một mệnh đề chính khác, không thể đứng một mình.
Although + S1 + V1 + …, S2 + V2 + …
S1 + V1 + … although S2 + V2 + …
Ví dụ:
- Although I met him, I still don’t remember him.
= I still don’t remember him although I met him.
Mặc dù tôi đã từng gặp anh ấy, nhưng tôi vẫn không nhớ anh ấy.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc “Athough”
1.5.2. Despite/ In spite of
Tương tự “Although”, từ nối “despite” và cụm từ nối “in spite of” cũng mang nghĩa “mặc dù/ dù cho” và dùng để kết nối 2 thông tin mang ý nghĩa đối lập.
Tuy nhiên, “despite/ in spite of” lại đứng trước một danh từ/cụm danh từ. , thay vì đứng trước một mệnh đề như “although”.
Despite/ In spite of + danh từ/ cụm danh từ/ V-ing, S + V
S + V, despite/ in spite of + danh từ/ cụm danh từ/ V-ing
Ví dụ:
- Despite/ In spite of her young age, she is a Doctor of Economics.
= She is a Doctor of Economics, despite/ in spite of her young age.
Mặc dù còn rất trẻ nhưng cô ấy đã là một Tiến sĩ Kinh tế.
- Despite/ In spite of feeling so tired, Tom still practiced hard.
= Tom still practiced hard, despite/ in spite of feeling so tired.
Tom vẫn luyện tập chăm chỉ dù cho anh ấy cảm thấy rất mệt.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc “despite” và “in spite of”
1.5.3. However/ nevertheless
“However/ nevertheless” đều là những liên từ mang nghĩa “nhưng mà”, “cho dù”, “tuy nhiên”, dùng để nối hai vế của một câu hoặc 2 câu mang nội dung trái ngược nhau.
“However/ Nevertheless” có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Dù ở vị trí nào, “however/ nevertheless” cũng luôn được ngăn cách với các mệnh đề trong câu bởi dấu phẩy (,).
However/ Nevertheless, S1 + V1, S2 + V2
S1 + V1, however/ nevertheless, S2 + V2
S1 + V1. S2 + V2, however/ nevertheless
Ví dụ:
- She was very young. However/ Nevertheless, she became a Ph.D. in economics.
Cô ấy còn rất trẻ. Tuy nhiên, cô ấy đã trở thành một Tiến sĩ Kinh tế.
- He is very busy, however/ nevertheless, he always picks his daughter up from school on time.
Anh ấy rất bận rộn, tuy nhiên, anh ấy luôn đón con gái tan học đúng giờ.
- She was sick. She still tried to finish her job, however/ nevertheless.
Cô ấy bị ốm. Tuy nhiên cô ấy vẫn cố gắng hoàn thành công việc của mình.
Tìm hiểu thêm về cấu trúc “However” và “Nevertheless”
1.6. Câu hỏi với từ để hỏi H/Wh-questions
Câu hỏi với từ để hỏi H/Wh-questions được định nghĩa là dạng câu hỏi mở, có chứa từ để hỏi bắt đầu với “Wh-” hoặc “H-”. Câu hỏi với từ để hỏi được dùng khi bạn muốn biết thêm thông tin về ai, cái gì, khi nào, nơi nào, cách thức như thế nào…
Có 7 từ để hỏi bắt đầu bằng “Wh-” và 1 từ để hỏi bắt đầu bằng “H-” trong tiếng Anh.
Who | Ai/ Hỏi về người |
What | Cái gì/ Hỏi về thông tin |
Which | Cái nào/ Hỏi về sự lựa chọn |
Why | Tại sao/ Hỏi về lý do |
When | Khi nào/ Hỏi về thời gian |
Where | Ở đâu/Hỏi về nơi chốn |
Whose | Của ai/ Hỏi về sự sở hữu |
How | Như thế nào/Hỏi về tính chất, đặc điểm |
Bạn có thể áp dụng rất nhiều cách đặt câu khác nhau với những từ để hỏi kể trên. Tuy nhiên, trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II này, bạn sẽ được học cách hỏi và trả lời với mẫu câu hỏi H/Wh-question cơ bản nhất:
H/Wh-question + trợ động từ/ động từ khuyết thiếu + S + V?
Để trả lời mẫu câu hỏi này, cách đơn giản nhất là đưa chủ ngữ S lên đầu câu, tiếp đến là trợ động từ và động từ chính chia ở đúng thì, cuối cùng là thông tin mà bạn muốn truyền đạt.
S + trợ động từ/ động từ khuyết thiếu + V + …
Ví dụ:
Câu hỏi | Câu trả lời |
---|---|
Who is she? Cô ấy là ai thế? |
She is my younger sister. Cô ấy là em gái của tôi. |
What is that animal? = What animal is that? Đó là con vật gì thế? |
That is a frog. Đó là một con ếch. |
Which is your bag? Đâu là cái túi của bạn? |
My bag is the blue one on the table. Túi của tôi là cái màu xanh trên bàn. |
Why do you need to save money? Tại sao bạn cần phải tiết kiệm tiền? |
I need to save money to buy a new car. Tôi cần tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe mới. |
When will you visit my new house? Khi nào bạn sẽ đến thăm nhà mới của tôi? |
I will visit your new house last weekend. Tôi sẽ đến thăm nhà bạn vào cuối tuần này. |
Where is the salt jar? Hũ muối ở đâu thế? |
It’s in the drawer on your left. Nó nằm ở ngăn tủ kéo bên trái của bạn. |
Whose is this jacket? = Whose jacket is this? Cái áo khoác này là của ai thế? |
That jacket is mine. Đó là áo khoác của tôi. |
How did you feel at the festival? Bạn cảm thấy như thế nào tại lễ hội? |
I felt very happy and excited. Tôi cảm thấy rất vui và hào hứng. |
Tìm hiểu thêm về các câu hỏi với từ để hỏi
1.7. Đại từ sở hữu
Đại từ sở hữu là những đại từ biểu thị cho sự sở hữu của một đối tượng với một người/ con vật/ đồ vật nào đó khác.
Những đại từ sở hữu này được sử dụng để thay thế cụm “tính từ sở hữu + danh từ”. Vì bản thân đại từ sở hữu đã là một danh từ nên nó có thể đứng một mình mà không cần đi kèm với danh từ khác, giúp câu trở nên ngắn gọn hơn và tránh lặp từ nếu danh từ đã được nhắc đến trước đó.
Đại từ sở hữu | Cụm từ thay thế | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|---|
mine | my + danh từ | của tôi |
yours | your + danh từ | của bạn |
his | his + danh từ | của anh ấy |
hers | her + danh từ | của cô ấy |
theirs | their + danh từ | của họ |
ours | our + danh từ | của chúng tôi |
its | its + danh từ | của nó |
Các đại từ sở hữu có thể đảm nhận vai trò làm chủ ngữ, tân ngữ trong câu hoặc đứng sau một giới từ.
Ví dụ:
- Her car is black. Your car is black, too.
= Her car is black. Yours is black, too.
=> Trong ví dụ này, đại từ sở hữu “yours” thay thế cho “your car”, đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
= These pens are his.
Những cái bút này là của anh ấy.
=> Trong ví dụ này, đại từ sở hữu “his” thay thế cho “his pens”, đóng vai trò làm tân ngữ trong câu.
= This is the laptop of mine.
Đây là chiếc laptop của tôi.
=> Trong ví dụ này, đại từ sở hữu “mine” thay thế cho cụm “my laptop”, đứng sau giới từ “of” để tạo thành một câu sở hữu kép.
Tìm hiểu thêm về đại từ sở hữu
1.8. Lời tiên đoán với “will”
“Will” là một trợ động từ và động từ khuyết thiếu thường xuyên được bắt gặp trong các thì tương lai. Tuy nhiên, chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II chỉ tập trung vào “will” khi nói về một lời tiên đoán qua công thức:
S + will + V-inf…
Hay nói cách khác, đây cũng là công thức của thì tương lai đơn khi nói về một tiên đoán không có căn cứ rõ ràng hoặc không có dấu hiệu báo trước.
Những lời tiên đoán này thường được bắt đầu bởi: believe (tin rằng), think (nghĩ rằng), probably (có lẽ), maybe (có thể)…
Ví dụ:
- I think John will arrive in 30 minutes.
Tôi nghĩ là John sẽ đến trong 30 phút nữa.
- I believe she will give me an apology.
Tôi tin rằng cô ấy sẽ cho tôi một lời xin lỗi.
1.9. Câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi là một trong những cấu trúc câu tiếng Anh đặc biệt, bao gồm 2 mệnh đề:
- Mệnh đề thứ nhất thường là câu nhận định của người nói.
- Mệnh đề thứ 2 là một câu hỏi ngắn (câu hỏi đuôi) nhằm xác định tính đúng sai của nhận định đó, hiểu theo nghĩa tiếng Việt là “có phải không”.
Giữa 2 mệnh đề sẽ được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy (,).
Công thức chung của một câu hỏi đuôi được viết là:
S + V + O, trợ động từ + đại từ của chủ ngữ S?
Tùy vào động từ chính trong câu là động từ tobe, động từ thường hay động từ khuyết thiếu mà bạn có thể xác định được trợ động từ thích hợp.
Ngoài ra, còn một quy tắc nữa của câu hỏi đuôi mà bạn cần chú ý đó là, khi mệnh đề chính ở dạng khẳng định, câu hỏi đuôi sẽ ở dạng phủ định và ngược lại.
Ví dụ:
- You go to school by bus, don’t you?
Bạn đi học bằng xe buýt, có phải không?
=> Vì động từ chính “go” là một động từ thường được dùng ở dạng khẳng định, trợ động từ trong câu hỏi đuôi sẽ là “do” và dùng ở dạng phủ định “don’t”.
- Mr. Brown isn’t your teacher, is he?
Mr.Brown không phải thầy giáo của bạn, có phải không?
=> Vì động từ chính trong câu là động từ tobe “is” được dùng ở dạng phủ định “is not”, trợ động từ trong câu hỏi đuôi vẫn sẽ là “is”, nhưng ở dạng khẳng định.
- You will go to my birthday party, won’t you?
Bạn sẽ đến bữa tiệc sinh nhật của tôi, có phải không?
=> Vì trong mệnh đề chính có chứa động từ khuyết thiếu “will” ở dạng khẳng định, trợ động từ trong câu hỏi đuôi cũng là “will”, nhưng ở dạng phủ định “will not (won’t)”.
Tìm hiểu thêm về các cấu trúc câu hỏi đuôi
1.10. So sánh hơn của tính từ chỉ số lượng
So sánh hơn trong tiếng Anh là cấu trúc dùng để mô tả sự nổi bật, vượt trội về số lượng/đặc điểm/tính chất của một/ một nhóm đối tượng so với một/ một nhóm đối tượng khác.
Trong chương trình lớp 7 HK II này, bạn sẽ được tìm hiểu về dạng so sánh hơn của các tính từ chỉ số lượng sau:
More | so sánh nhiều hơn |
Less | so sánh ít hơn với danh từ không đếm được |
Fewer | so sánh ít hơn với danh từ đếm được |
1.10.1. So sánh hơn với “more”
“More” là dạng so sánh hơn của 2 tính từ “many” và “much”, mang nghĩa “(cái gì) nhiều hơn (cái gì)”. “More” có thể đi kèm với cả danh từ đếm và không đếm được.
S + V + more + danh từ đếm được/ không đếm được + than…
Ví dụ:
- I have to do more homework than you.
Tôi phải làm bài tập về nhà nhiều hơn bạn.
- Bob bought more crayons than Mary.
Bob đã mua nhiều bút chì màu hơn Mary.
1.10.2. So sánh hơn với “less”
“Less” là dạng so sánh hơn của “little”, được dùng để diễn đạt “(cái gì) ít hơn (cái gì)”. Sau “less” là một danh từ không đếm được.
S + V + less + danh từ không đếm được + than…
Ví dụ:
- Duck eggs are less nutritious than chicken eggs.
Trứng vịt ít dinh dưỡng hơn trứng gà.
1.10.3. So sánh hơn với “fewer”
Nếu các đối tượng so sánh trong câu so sánh ít hơn là danh từ đếm được, bạn cần dùng “fewer” – dạng so sánh hơn của “few”.
S + V + fewer + danh từ đếm được + than…
Ví dụ:
- I have fewer books than Mary.
Tôi có ít sách hơn Mary.
Tìm hiểu thêm về các kiểu so sánh trong tiếng Anh
2. Một số chủ đề từ vựng trọng tâm trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II
Chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II theo SGK mới Global Success bao gồm những từ vựng xoay quanh 2 chủ đề chính là “Our World” và “Vision of the Future” và được chia thành 6 Unit nhỏ:
Hãy cùng FLYER điểm qua một số từ vựng quan trọng nhất của từng Unit trong học kỳ này nhé!
2.1. Unit 7: Traffic
Từ vựng | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
Bumpy | Ổ gà, lồi lõm |
Lane | Làn đường |
Pavement | Vỉa hè |
Pedestrian | Người đi bộ |
Road sign/ Traffic sign | Biển báo giao thông |
2.2. Unit 8: Films
Từ vựng | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
Acting | Diễn xuất |
Comedy | Phim hài |
Documentary | Phim tài liệu |
Fantasy | Phim giả tưởng |
Horror film | Phim kinh dị |
2.3. Unit 9: Festivals around the world
Từ vựng | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
Cannes Film Festival | Liên hoan phim Cannes |
Costume | Trang phục |
Easter | Lễ Phục sinh |
Fireworks display | Bắn pháo hoa |
Parade | Cuộc diễu hành |
2.4. Unit 10: Sources of energy
Từ vựng | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
Biogas | Khí sinh học |
Carbon dioxide | Khí CO2 |
Eectricity | Điện |
Plentiful | Phong phú, dồi dào |
Renewable | Phục hồi, làm mới lại |
2.5. Unit 11: Travelling in the future
Từ vựng | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
Automated | Tự động |
Aviation | Hàng không |
Teleporter | Máy dịch chuyển tức thời |
Skycycling | Xe đạp trên không |
Skytrain | Tàu lượn trên không |
2.6. Unit 12: An overcrowded world
Từ vựng | Nghĩa tiếng Việt |
---|---|
Density | Mật độ dân số |
Explosion | Bùng nổ |
Overcrowded | Quá đông đúc |
Standard of living | Mức sống |
Underdeveloped | Chưa phát triển |
3. Các dạng bài tập có trong chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II
Song song với những kiến thức lý thuyết kể trên, trong quá trình học ở học kỳ II lớp 7, bạn cũng sẽ được thực hành với rất nhiều dạng bài tập được lồng ghép xuyên suốt, không chỉ giúp bạn củng cố lại các kiến thức ngữ pháp và từ vựng, mà còn tạo cơ hội cho bạn vận dụng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết ngay trong những tiết học trên lớp.
Đây cũng là những dạng bài tập thường xuyên xuất hiện trong bất cứ kỳ thi tiếng Anh quan trọng nào. Do vậy, bạn cần hiểu rõ từng dạng bài và nắm được cách làm phù hợp để có thể đạt được kết quả cao nhất.
Trong phần tiếp theo này, FLYER sẽ cùng bạn hệ thống lại tất cả những dạng bài tập có trong chương trình và gợi ý một số mẹo để làm bài tập chuẩn nhất có thể!
3.1. Nối từ ở cột A với từ ở cột B
Dạng bài tập nối cột A với cột B là dạng bài tập bạn có thể bắt gặp ở hầu hết các đề thi tiếng Anh. Với chương trình tiếng Anh lớp 7 HK II này, bạn sẽ được thực hành với dạng bài nối từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành cụm từ hoàn chỉnh, hoặc nối câu hỏi ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B.
Để làm được dạng bài tập này đòi hỏi bạn phải nắm chắc ý nghĩa của từ vựng và tất cả các cấu trúc câu đã học.
Trong trường hợp gặp phải những từ/câu không rõ nghĩa, bạn có thể để lại và làm những câu đã biết trước. Số còn lại có thể dùng phương pháp loại trừ.
Bài tập ví dụ:
3.2. Điền từ/cụm từ còn thiếu thích hợp vào chỗ trống
Dạng bài tập này sẽ yêu cầu bạn điền từ/cụm từ/một phần còn thiếu vào những chỗ để trống trong câu, tạo thành một câu hoàn chỉnh. Những từ/cụm từ/phần còn thiếu này có thể được cho sẵn, hoặc bạn phải tự suy luận dựa trên các kiến thức đã học trong Unit.
Ngoài ra, đề bài cũng có thể yêu cầu bạn quan sát tranh và mô tả bức tranh thông qua một từ vựng/câu hoàn chỉnh.
Bài tập ví dụ:
3.3. Đọc đoạn văn/hội thoại và làm theo yêu cầu
Với dạng đề này, bạn cần đọc một đoạn văn/đoạn hội thoại đã được cho sẵn để tìm kiếm thông tin, sau đó thực hiện các yêu cầu được đề bài đưa ra, bao gồm:
- Điền T (True) nếu câu đúng, F (False) nếu câu sai
- Điền đáp án đúng để trả lời câu hỏi
Để hoàn thành những yêu cầu này, bạn có thể tìm kiếm thông tin có sẵn hoặc tự suy luận thông qua văn bản được cung cấp. Đây cũng là dạng bài giúp bạn nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản.
Bài tập ví dụ:
3.4. Nghe và làm theo yêu cầu
Sẽ có một audio được cung cấp trong mỗi bài tập nghe. Sau khi nghe xong những audio này, bạn cần hoàn thiện một trong những yêu cầu như:
- Xác định từ vựng bạn vừa nghe được
- Xác định câu đúng bạn vừa nghe được
- Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện câu bạn đã nghe
- …
Dưới đây là một ví dụ về bài tập nghe có trong chương trình:
3.5. Bài tập viết
Các bài tập viết (Writing) có trong mỗi Unit đóng vai trò như một bài tập tổng hợp, đòi hỏi bạn phải vận dụng mọi kiến thức đã học trong toàn bộ Unit đó để hoàn thiện, bao gồm cả từ vựng và các kiến thức ngữ pháp như các mẫu câu, cách sắp xếp vị trí từ loại trong câu, thì của động từ…
Thông thường, đề bài sẽ chỉ yêu cầu bạn viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn. Tuy nhiên, bài viết của bạn vẫn cần đảm bảo đủ bố cục mở, thân, kết và cung cấp đầy đủ thông tin theo những gợi ý có sẵn (nếu có).
3.6. Bài tập thảo luận nhóm
Mỗi Unit đều sẽ được kết thúc bằng một hoặc nhiều bài tập nhóm. Đây sẽ là phần bài tập thực hành giúp bạn bổ trợ kỹ năng cuối cùng – kỹ năng nói.
Ngoài ra, thảo luận nhóm từ 2 người trở lên cũng là cơ hội để bạn có thể rèn cho mình kỹ năng phản xạ tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm. Nói cách khác, khi thảo luận, bạn không chỉ phải vận dụng những kiến thức đã học trong sách, mà còn phải tìm cách để phối hợp nhịp nhàng cùng các thành viên khác cùng nhóm để đưa ra ý tưởng chung về một chủ đề cụ thể, đồng thời hạn chế hoặc giải quyết những mâu thuẫn có thể xảy ra.
4. Bài tập ôn tập ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK II
5. Tổng kết
Trên đây là toàn bộ hệ thống bài tập & ngữ pháp tiếng Anh lớp 7 HK II cần nắm vững. Hi vọng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh, các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo tham khảo trong quá trình học tập và giảng dạy. Ngoài ra, nếu vẫn còn bất kì thắc mắc nào chưa thể giải đáp khi học tiếng Anh, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để FLYER có thể giúp bạn trong thời gian sớm nhất nhé! Chúc bạn học tốt.
Ba mẹ quan tâm đến luyện thi Cambridge & TOEFL hiệu quả cho con?
Để giúp con giỏi tiếng Anh tự nhiên & đạt được số điểm cao nhất trong các kì thi Cambridge, TOEFL…. ba mẹ tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh cho trẻ tại Phòng thi ảo FLYER.
✅ 1 tài khoản truy cập 1000++ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE,…
✅ Luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết trên 1 nền tảng
✅ Giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game như thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng, games luyện từ vựng, bài luyện tập ngắn,…
Trải nghiệm phương pháp luyện thi tiếng Anh khác biệt chỉ với chưa đến 1,000 VNĐ/ ngày!
evrve
Để được tư vấn thêm, ba mẹ vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 086.879.3188
Xem thêm:
Bài viết được
Tiếng Anh Là Gì tổng hợp nhằm cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người học tiếng Anh hiện nay.