Purchasing Power Parity, viết tắt là PPP có nghĩa là ngang giá sức mua. Khái niệm này thể hiện tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền. Theo tỉ lệ này thì số lượng hàng hóa mua được ở hai quốc gia là như nhau, có tính đến tỷ giá hối đoái.
1. Khái niệm “Ngang giá sức mua” – purchasing power parity là gì?
Ngang giá sức mua là lý thuyết về tỷ giá hối đoái cho rằng trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, tỷ giá hối đoái sẽ điều chỉnh để loại trừ những khác biệt về lạm phát giữa những quốc gia khác nhau nhằm duy trì sự cân bằng của cán cân thanh toán. Đây được xem là thước đo phân tích vĩ mô so sánh khả năng sản xuất và mức sống giữa nhiều quốc gia.
Theo khái niệm này, hai loại tiền tệ đang ở trạng thái cân bằng được gọi là hai loại tiền tệ ngang giá khi một giỏ hàng hóa có giá như nhau ở cả 2 quốc gia.
2. Công thức tính purchasing power parity
S = P1/ P2
Trong đó:
- “S” là tỉ lệ trao đổi giữa đồng tiền 1 với đồng tiền 2
- “P1” là giá cả của hàng hoá X trong nước
- “P2” là giá cả của hàng hoá X ở nước ngoài
3. Ngang giá sức mua và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product đề cập đến tổng giá trị tiền tệ của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia. Chỉ số GDP được đưa ra để đánh giá tổng quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của một quốc gia hoặc 1 vùng lãnh thổ.
GDP danh nghĩa tính toán giá trị tiền tệ theo các giá trị tuyệt đối. GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian.
Ngoài ra, có nhiều phương pháp tính toán xa hơn là điều chỉnh GDP theo ngang giá sức mua. Điều này nhằm mục đích chuyển đổi GDP danh nghĩa thành một con số để dễ dàng so sánh giữa các quốc gia có loại tiền tệ khác nhau.
Ví dụ, một chiếc túi ở Mỹ có giá 100 USD và ở Anh là 80 EUR. Để có thể so sánh, trước tiên chúng ta phải chuyển EUR sang USD. Nếu tỉ giá hối đoái trong trường hợp này ở mức 80 EUR đổi sang được 150 USD thì ngang giá sức mua là 15/10 hoặc 1,5.
- Hạn chế của purchasing power parity
- Chi phí vận chuyển: Hàng hóa luân chuyển giữa nhiều quốc gia làm phát sinh chi phí vận chuyển khiến hàng nhập khẩu bán ra có giá cao hơn những sản phẩm nội địa có nguồn gốc giống nhau
- Khác biệt thuế: Thuế đánh vào hàng hóa có thể khác nhau giữa nhiều quốc gia
- Sự can thiệp của chính phủ: Thuế quan có thể khiến cho hàng nhập khẩu tăng đáng kể, dẫn tới các sản phẩm tương tự ở các nước khác sẽ rẻ hơn
Trên đây là giải đáp purchasing power parity là gì và cách tính purchasing power parity như thế nào. Đối với người làm tài chính, kinh tế thì đây là kiến thức rất quan trọng.
I love what you guys are usualⅼy up too. Such cleѵer
work and exposure! Keep up the excellent workѕ guys I’ve included yоu guys to blogroll.
Thanks a lot!