Sau like dùng to V hay V-ing? 5 cách nói khác hay hơn “I like it”

Có bao giờ bạn bắt gặp một chú cún vô cùng đáng yêu, nó khiến bạn thích đến mức phải thốt lên: “I like this dog.” chưa? Nhưng, “like” có rất nhiều sắc thái để biểu hiện và tùy những trường hợp khác nhau mà dạng động từ đi sau “like” sẽ là “to V” hay “Ving”. Trong bài viết hôm nay, FLYER sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi sau like dùng to V hay Ving một cách cực đơn giản! 

Sau like dùng to V hay Ving
Sau like dùng to V hay Ving

1. “Like” là gì?

Cảm giác thích, muốn – You may do as you like.
(Anh có thể làm theo như ý thích.)
Thích, ưa chuộng hoặc yêu

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dùng “like” để nói về sở thích của mình.  

– I should like a cup of tea
(Tôi muốn một tách trà.)
– I like your new haircut.
(Tôi thích tóc mới của bạn.)
Như, giống như, thế nào – Don’t talk like that.
(Đừng nói như vậy.)
– What’s the weather like?
(Thời tiết như thế nào?)
– It looks like raining.
(Có vẻ như trời muốn mưa.) 
Nói về sự tương đồng về ngoại hình, tính cách của một người hay hình dáng hay tính chất của một vật – Have you ever seen the like of it?
(Anh đã bao giờ trông thấy thứ giống như thứ đó chưa?)
– The likes of you.
(Những bậc cao sang như anh.) 

2. Sau like dùng to V hay Ving? 

Khi đi kèm với “like”, bạn có thể dùng cả “to V” hoặc “Ving”. Điều này phụ thuộc vào tính chất hành động bạn muốn đề cập đến.

Sau like dùng to V hay Ving
Sau like dùng to V hay Ving

2.1 Like + Ving 

“Like + Ving” là cấu trúc được sử dụng để chỉ đam mê, sở thích của cá nhân. Tuy nhiên, cấu trúc này không ám chỉ đam mê, sở thích chung chung mà nó đã được hình thành trong một thời gian dài, bạn đã quen với việc sống cùng với nó và vô cùng tận hưởng nó (dù nó có lợi hay có hại).

Ví dụ:

  • He likes playing video games.

(Cậu ấy thích chơi điện tử.)

  • My father likes reading the newspaper every morning.

(Bố của tôi thích đọc báo vào mỗi buổi sáng.)

(Tôi thích hút thuốc.)

2.2 Like + to V

Cách dùng Ví dụ
Nói về sở thích được hình thành một cách nhất thời, bộc phát, không mang tính lâu dài.  I like to watch TV tonight.
(Tối nay tôi thích xem TV.)

I like to drink a cup of water because I am thirsty.
(Tôi muốn uống một cốc nước vì tôi đang khát.)

Nói về việc mà bạn nên làm vì nó đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực xã hội, đúng theo lẽ thường và nó mang lại lợi ích cho bạn. I like to read books.
(Tôi thích đọc sách.)
Dùng để ám chỉ bạn thích thứ này hơn thứ kia trong trường hợp nói về sự lựa chọn giữa hai hay nhiều vật khác.

Thỉnh thoảng, trong câu chỉ giữ lại yếu tố bạn thích hơn và lược bỏ những yếu tố còn lại nhưng người khác vẫn hiểu điều bạn đang lựa chọn. 

Between oranges and apples, I like to eat apples.
(Giữa cam và táo, tôi thích ăn táo hơn)

Như vậy, “Like + to V” để chỉ đam mê, sở thích của cá nhân, trong khi đó, “Like + Ving” để chỉ sở thích nhất thời, sự lựa chọn.

3. Các cấu trúc khác với từ “Like” 

3.1 Cấu trúc “Would like”

Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
Would like + động từ nguyên thể Thường dùng trong những câu yêu cầu, đề nghị mang tính chất lịch sự. I would like two kilos of tomatoes, please.
(Làm ơn bán cho tôi 2 cân cà chua.)
Would like + to  Thường dùng trong câu trả lời để tránh việc lặp từ. Trong trường hợp này, câu trả lời tuy không đầy đủ nhưng người hỏi vẫn hiểu ý của người trả lời.  How about playing basketball? I would like to.
(Còn chơi bóng rổ thì thế nào. Tôi thích nó.) 
If you would like  Dùng cho câu yêu cầu mang sắc thái trang trọng, lịch sự. If you would like to take a seat, I will call my father.
(Ngài vui lòng ngồi chờ nhé, tôi sẽ gọi cho bố tôi.) 

Xem thêm: “Would you like” + gì? Tổng hợp cách dùng “would you like” siêu dễ nhớ

3.2 Cấu trúc “If you like”

Cấu trúc “If you like” thường được sử dụng với nghĩa “Nếu bạn muốn” và thường theo sau một câu đề xuất, xin phép.. 

Ví dụ:

  • Can I go home now? If you like. 

(Tôi có thể về nhà không? Nếu bạn muốn.) 

3.3 Cấu trúc “Be like” 

Cấu trúc “Be like” thường được dùng để ám chỉ sự giống nhau giữa hai chủ thể về mặt ngoại hình lẫn tính cách. 

Ví dụ: 

(Cha nào, con nấy) 

Ngoài ra, cấu trúc này còn được sử dụng trong câu hỏi và mang nghĩa “như thế nào?”

Ví dụ:

(Cô ấy thế nào?) 

Khám phá thêm các cấu trúc dùng “Like” siêu thú vị khác:

4. 5 cách dùng thay thế “I like it” trong tiếng Anh 

Thay vì cứ mải dùng cấu trúc “I like it” để diễn tả thứ mà bản thân yêu thích, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các cấu trúc sau đây với nghĩa tương tự để giúp cuộc trò chuyện trở nên đa dạng, phong phú hơn.

 

Cách dùng thay thế I like it
Cách dùng thay thế I like it

4.1. I’m into it 

Cấu trúc này mang nghĩa là bạn đã say mê điều gì đó. Thế nên, khi bạn cảm thấy điều gì đó thú vị, hấp dẫn đối với mình, đừng ngần ngại mà hãy sử dụng cấu trúc này nhé!

Ví dụ: 

  • I’m into baby-doll dresses this summer.

(Tôi đã mê mẩn những chiếc váy babydoll trong mùa hè này.) 

4.2. I’m fond of 

Đây là cấu trúc kết hợp giữa tính từ “fond” và giới từ “of”. Trong đó, “fond” mang nghĩa là “có cảm tình với một ai đó, một thứ gì đó”, “of” dùng để chỉ sự liên quan, kết nối. Như vậy, “fond of” thể hiện sự yêu thích của một người với một ai đó hoặc một điều gì đó. 

Ví dụ:

  • Many of us have fond memories of our childhoods.

(Nhiều người trong chúng ta có những kỷ niệm đẹp đẽ về tuổi thơ của mình.)

4.3. I’ve grown to like something

“I’ve grown to like it” được sử dụng khi bạn muốn miêu tả việc gì đó mà bạn chưa thích hay thậm chí là ghét trong quá khứ nhưng càng về sau bạn càng yêu thích, ấn tượng với điều đó. 

Ví dụ:

  • I’ve grown to like playing basketball. 

(Càng ngày tôi càng thích chơi bóng rổ.) 

4.4. I’m crazy about something

Để bộc lộ trạng thái cực kỳ hào hứng, vô cùng yêu thích một điều gì đó đến mức phát cuồng, bạn hãy sử dụng cụm từ “I’m crazy about something”.

Ví dụ:

  • I’m crazy about Taylor Swift.

(Tôi phát cuồng vì Taylor Swift.) 

4.5. I’m keen on it

“I’m keen on it” thường được dùng cho trạng thái hào hứng, rất thích thú và mong muốn được học hỏi. 

Ví dụ: 

  • I’m keen on learning History.

(Tôi rất hào hứng khi được học Lịch sử.)

Xem thêm: Keen on là gì? Thông thạo tất tần tật các cấu trúc trong câu, cách dùng

5. Phân biệt “Like”, “Love” và “Enjoy”

Sau like dùng to V hay Ving
Sau like dùng to V hay Ving
Yếu tố khác biệt Enjoy  Like Love 
Cách dùng  Dùng để bày tỏ sự hài lòng, thích thú vì một điều gì đó bạn đã trải qua và bạn đã có một khoảng thời gian tốt đẹp để tận hưởng nó.

Enjoy nhấn mạnh về cảm giác tận hưởng hơn so với “Love” và “Like”. 

“Like” thể hiện cảm xúc yêu thích với một điều gì đó nhưng nó thường chung chung, không cụ thể.  “Love” thường được dùng để biểu hiện tình cảm một cách cụ thể, nghiêm túc hơn. Đôi khi còn có yếu tố lãng mạn.  
Cấu trúc S + enjoy + V-ing S + like + to V
S + like + V-ing
S + love + to V
S + love + V-ing
Ví dụ I enjoy being at home with my family during the holidays.
(Tôi rất thích ở nhà cùng gia đình trong kỳ nghỉ.)
I like to eat European food.
(Tôi thích ăn đồ Âu.)
I love my wife and children more than anything I have.
(Tôi yêu vợ và con tôi hơn tất cả những gì tôi có.)

Phân biệt “Love”, “Like” và ‘Enjoy” siêu sinh động qua video:

6. Một số lưu ý khi dùng “like” 

Dưới đây là 2 lỗi phổ biến khi sử dụng “like”. Nếu bạn cũng thường xuyên mắc phải những lỗi này, hãy lấy giấy bút ra ghi chép lại ngay và chú ý hơn khi sử dụng bạn nhé!

6.1 Không dùng “Like” trong dạng tiếp diễn 

Theo nguyên tắc, “like’’ sẽ không được sử dụng trong dạng tiếp diễn. 

Ví dụ: 

  • Khi bạn đang dùng soup và có người hỏi bạn: “What do you think of the soup?”, bạn không thể căn cứ vào việc bản thân đang cảm thấy thích món soup mà trả lời rằng: “I’m liking it” được. Câu trả lời cho câu hỏi này phải được thể hiện ở dạng hiện tại đơn là “I like it”. 

6.2 Dùng “like” với “very much”

Để bày tỏ việc bản thân rất yêu thích điều gì đó, nhiều người thường sử dụng câu “I very like it”. Thực chất, đây là một cấu trúc sai mà nhiều người mắc phải khi sử dụng chúng trong giao tiếp. Theo nguyên tắc, bạn phải sử dụng cụm “very much” khi kết hợp với “like” mới tạo thành một câu đúng và có nghĩa.

Ví dụ:

  • I like books very much. 

(Tôi thật sự rất thích sách.) 

  • I very much like tomatoes. 

(Tôi rất thích ăn cà chua.) 

7. Luyên ngữ pháp tiếng Anh trên Phòng thi ảo

Phòng thi ảo FLYER cung cấp cho học sinh 6-15 tuổi hơn 1700 bài tập ôn luyện, từ cơ bản đến nâng cao, cùng với những tính năng học giàu tương tác, thú vị gồm:

  • Kiểm tra trình độ miễn phí, chấm điểm và phân loại trình độ theo chuẩn quốc tế A1-C2 tự động
  • Ôn luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết trên 1 nền tảng
  • Hệ thống tự động chấm, trả đáp án giúp học sinh dễ dàng ôn tập lại, tự học tại nhà hiệu quả.
  • Bài tập đa tương tác, mô phỏng game giúp kích thích não bộ & sự hứng thú học tập.
  • Nhiều tính năng học tập vui nhộn: thách đấu cùng bạn bè, bài luyện tập ngắn, ôn luyện từ vựng,…
  • Cung cấp các đề thi thử Starters, Movers, Flyers, KET, PET, TOEFL Primary, IOE,… sát với đề thi thực tế

Video giới thiệu các tính năng học thú vị trên FLYER:

Bên cạnh đó, tính năng hữu ích – Báo cáo học tập, giúp học sinh dễ dàng theo dõi tiến độ học tập. Hệ thống tự động lưu trữ mọi kết quả bài thi, cũng như dựa vào đó để đưa ra nhận xét về năng lực hiện tại, điểm mạnh & điểm học sinh cần khắc phục.

Phòng thi ảo đồng thời cũng là 1 công cụ hỗ trợ giáo viên tiếng Anh Tiểu học quản lý học sinh và giảng dạy tiếng Anh hiệu quả, tối ưu về chi phí và nguồn lực. Tìm hiểu thêm về cách ứng dụng Phòng thi ảo vào giảng dạy tiếng Anh Tiểu học tại đây!

8. Bài tập về cách dùng “Like”

Kết luận 

Những kiến thức mà FLYER cung cấp ở trên có lẽ đã phần nào giúp bạn giải đáp câu hỏi “Sau ‘like’ dùng to ‘V’ hay ‘Ving’” rồi đúng không? Để có thể làm chủ những kiến thức hữu ích này, bạn đừng quên chăm chỉ củng cố và luyện tập mỗi ngày bạn nhé! Chúc bạn học tốt!

>>> Xem thêm 

Bài viết được
Tiếng Anh Là Gì tổng hợp nhằm cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người học tiếng Anh hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *