IELTS Listening Topic Palaeontology

Palaeontology (n: cổ sinh vật học) là một môn khoa học rất được ưa thích trong các bài Reading và  Listening của IELTS. Đặc biệt, trong Listening, chủ đề này đã xuất hiện nhiều lần ở Part 3 và 4, những phần thi có nội dung về kiến thức khoa học.

Bài viết “IELTS Listening Topic Palaeontology” dưới đây của HA Centre sẽ phân tích một số từ vựng quan trọng topic này và giải một bài tập cụ thể.

Từ vựng chủ đề Palaeontology

Từ vựng chủ đề Palaeontology

Ngoài cổ sinh vật học, từ vựng một số chuyên ngành học thuật bạn cần lưu ý:

– Archaeology /ˌɑrkiˈɑlədʒi/ [n] khảo cổ học

– Biology /baɪˈɑlədʒi/ [n] sinh học

– Paleontology /ˌpeɪliˌənˈtɑlədʒi/ [n] cổ sinh vật học, là chuyên ngành nghiên cứu về các loài sinh vật ở thời tiền sử, thông qua hóa thạch hoặc xương cốt của chúng.

Các từ vựng và thuật ngữ hay có trong bài:

STT TỪ NGHĨA
1 Analyse [v] phân tích
2 Article [n] bài báo – a piece of writing included with others in a newspaper, magazine, or other print or online publication
3 Chronological pattern/order [n] trật tự thời gian
4 Coexist [v] cùng chung sống
5 Date + [v] xác định niên đại – Establish or ascertain the date of an object or event.

+ [n] niên đại của một cổ vật/ công trình, etc – The period of time to which an artifact or structure belongs.

6 Die out [v] tuyệt chủng, become extinct
7 Discovery [n, countable] một phát hiện
8 Extinction [n] sự tuyệt chủng
9 Finding [n, countable] kết quả nghiên cứu – A conclusion reached as a result of an inquiry, investigation, or trial
10 Ice age [n] kỷ băng hà
11 Jawbone [n] xương hà
12 Natural habitat [n] sinh cảnh – môi trường sống tự nhiên của một loài sinh vật.
13 Outline [n]: dàn ý sơ lược (A general description or plan with essential features of something but not the detail)
14 Prehistoric [adj]: thuộc về thời tiền sử
15 Procedure [n]: quy trình
16 Remains [n, always plural]

+ Những gì còn sót lại (The parts left over after other parts have been removed, used, or destroyed)

+ Các cổ vật lịch sử/ khảo cổ (Historical or archaeological relics)

+ Xác/xương cốt của người/ động vật sau khi chết (A person’s or animal’s body/bones after death)

17 Research project [n] dự án nghiên cứu
18 Researcher [n] nhà nghiên cứu
19 Roam [v] đi lang thang

ĐẶC BIỆT LƯU Ý trong lĩnh vực sinh học, từ này đặc biệt được dùng với hàm ý chỉ các loài động vật sống ở đâu/khi nào.

20 Sample + [n, countable] một mẫu vật được đem về để nghiên cứu – A specimen taken for scientific testing or analysis

+ [v, transitive] lấy mẫu để nghiên cứu – Take a sample or samples for analysis.

21 Visual [n, countable] ảnh/phim/video để minh họa
22 Volcanic ash [n] tro lấy ở núi lửa
23 Woolly mammoth [n] loài voi ma mút với lông dày
24 Natural habitat [n]: sinh cảnh, môi trường sống tự nhiên của một loài vật ngoài thiên nhiên hoang dã
25 Tooth [n]: răng
26 Jawbone [n]: xương hàm
27 Extract [v]: lấy ra/ tách ra
28 Embedded/ imbedded [adj]: gắn chặt/ dính chặt vào cái gì
29 Species [n]: /ˈspiːʃiːz/ loài, chú ý danh từ này luôn luôn có đuôi -ies cả ở dạng số nhiều lẫn dạng số ít
30 Isolate [v]: cô lập
31 Coexist [v]: cùng tồn tại
32 Roam [v]: đi lại lang thang. Chú ý: trong ngữ cảnh về các loài sinh vật, động từ roam còn có thể được dùng với nghĩa là “đã sinh sống ở một khu vực nào đó”
33 Spread [v]: lan rộng, 1 loài vật có thể spread từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều cách, ví dụ như di cư (migrate)
34 Extinct [v, n]: to die out, no longer exist, tuyệt chủng
35 Sample [v, n]: danh từ mẫu vật để nghiên cứu, động từ lấy mẫu, là một từ khóa thường gặp trong hầu như chủ đề khoa học
36 Chronological pattern/ order [n]: trình tự thời gian

Phân tích Palaeontology trong Listening

Phân tích Palaeontology trong Listening

Cùng HA Centre phân tích cách paraphrase câu hỏi và đáp án trong Cambridge 14 – Test 2 – Section 3 có chủ đề này. 

Bảng câu hỏi:

Phân tích Palaeontology trong Listening bảng câu hỏi

Câu 21: Rosie và Martin sẽ giới thiệu phần đầu ở bài thuyết trình như thế nào?
Rosie và Martin lần lượt đưa ra các ý kiến riêng của mình và nhắc đến cả 3 đáp án. Ban đầu, mỗi người có 1 ý khác nhau, cuối cùng để loại bỏ đáp án sai và tìm đáp án đúng, thí sinh cần tập trung vào câu nói khi họ nêu ra ý của mình, thể hiện sự phản đối hoặc là đồng ý với ý kiến của người kia. “Maybe we could… but that’s a bit childish … or we could … it could be … or we could just …let’s go with your last suggestion”

Câu 22: Điều gì là bất ngờ về chiếc răng của Voi mammoth do Russell Graham phát hiện?

Đáp án đúng được paraphrase rất là rắc rối bằng phủ định của từ trái nghĩa

  1. is not as old as B = A không cổ xưa bằng B
    B. is much less recent than A = B không mới mẻ/không gần đây bằng A

Ngoài ra, các signals của câu hỏi còn bao gồm từ đồng nghĩa surprising = amazing

Câu 23: Các sinh viên sẽ sử dụng sơ đồ hoạt hình để minh họa điều gì?

Đây là một câu hỏi mang tính kể chuyện và giải thích. Thí sinh bắt buộc phải nghe và hiểu được cả đoạn văn.

Originally (Ban đầu) … Then (sau đó) … So (do vậy) đã có chuyện gì xảy ra…

Câu 24: Điều gì là bất thường về niên đại của sự tuyệt chủng của loài voi mammoth ở trên đảo?

Đây là một câu kiểm tra kiến thức cứng của thí sinh bằng từ đồng nghĩa. Nếu bạn biết trước precise = chính xác/chuẩn xác = exact thì sẽ nghe được đáp án rất dễ dàng.

Hy vọng bài viết: “IELTS Listening Topic Palaeontology” của HA Centre đã cung cấp cho các bạn nhiều từ vựng hữu ích về chủ đề Cổ sinh vật học. Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc về chủ đề này, bạn hãy liên hệ ngay với HA Centre qua FORM bên dưới hoặc LINK TƯ VẤN miễn phí hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE 1: 032 796 3868 – HOTLINE 2: 032 976 3868 để được tư vấn kỹ hơn nhé!


Bài viết được
Tiếng Anh Là Gì tổng hợp nhằm cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người học tiếng Anh hiện nay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *