Trong quá trình học tiếng anh, bạn sẽ từng nghe qua những cấu trúc như would you mind. Vậy ý nghĩa của chúng là gì và cách dùng chúng như thế nào trong mỗi dạng câu, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
-
Cấu trúc would you mind là gì?
Đôi khi bạn muốn yêu cầu một người khác làm cho bạn một việc gì đó hoặc khi bạn muốn xin phép để làm một điều gì đó một cách trang trọng, bạn cần sử dụng cấu trúc Would you mind. Đây là cấu trúc khá quen thuộc với những bạn học tiếng anh, nó thể hiện sự cầu khiến từ bạn đối với một người khác để họ làm điều gì đó cho mình.
Ví dụ: Would you mind washing dishes?
Trong ví dụ trên, ý bạn muốn nhờ một ai đó rửa chén giúp bạn. Thay vì dùng câu “can you help me to wash dishes”, bạn nên dùng cấu trúc would you mind để văn nói của mình trở nên tự nhiên hơn nhé!
2. Cấu trúc would you mind và cách dùng
Khi một ai đó dùng cấu trúc Would you mind + Ving để yêu cầu bạn làm một điều gì đó, bạn sẽ có nhiều cách trả lời khác nhau tùy thuộc vào việc bạn có giúp được người đối diện hay không.
Nếu bạn đồng ý giúp người đó, bạn có thể dùng những cách trả lời sau, chúng khá tự nhiên và người bản xứ thường hay sử dụng trong giao tiếp: please do, please go ahead, not at all, no I don’t mind, No of course not. Đây là những cách trả lời đồng ý khá đơn giản và bạn có thể học thuộc ngay sau khi đọc chúng, hãy cố gắng vận dụng trong giao tiếp nhé!
Tuy nhiên, nếu bạn không giúp được người đối diện, bạn cũng đừng nên nói “I can’t” vì điều này làm cho người đối diện cảm thấy họ đang bị thiếu tôn trọng từ bạn. Thay vào đó hãy nói “I’m sorry, I can’t” hoặc “I’m sorry, that’s not possible”.
Hoặc bạn có thể đáp lại cấu trúc would you mind bằng một câu hỏi để xác nhận chính xác thông tin. Ví dụ như “Would you mind sending me documents?”, bạn có thể đáp lại là “Ok, but can I send it 5 munites later?”. Bằng cách trả lời này, bạn có thể xác định chính xác là bạn có thể gửi tài liệu sau 5 phút hay không.
3. Lưu ý khi dùng Would you mind
Mặc dù bạn đã hiểu được cấu trúc would you mind là để yêu cầu ai làm điều gì đó cho bạn, nhưng bạn cũng nên biết thêm rằng, cấu trúc này chỉ nên sử dụng ở những tình huống trang trọng như công việc, cuộc họp, còn trong cuộc nói chuyện hàng ngày, bạn có thể dùng cấu trúc Do you mind để thể hiện sự gần gũi và tự nhiên hơn nhé!
Đến đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu trúc would you mind. Đây là cấu trúc khá cơ bản nên nếu bạn muốn chinh phục tiếng anh, bạn đừng bỏ qua những cái nền tảng như này nhé!