Thứ 4 tiếng Anh là gì? Thứ 6 tiếng Anh viết như nào? Monday hay Tuesday mới là thứ 2 trong tiếng Anh? Thứ 3 tiếng Anh đọc là /tiu-đây/ có đúng không? Nếu bạn còn chưa trả lời được các câu hỏi trên thì hãy xem ngay những từ vựng về các thứ trong tiếng Anh này nhé.
1. Các thứ trong tiếng Anh: từ vựng, phiên âm và dạng viết tắt
FLYER đã tổng hợp chi tiết cách đọc và viết thứ trong tiếng Anh tại bảng dưới đây:
Thứ | Thứ trong tiếng Anh | Phiên âm | Viết tắt |
Thứ 2 | Monday | /ˈmʌn.deɪ/ | MON |
Thứ 3 | Tuesday | /ˈtuːz.deɪ/ | TUE |
Thứ 4 | Wednesday | /ˈwenz.deɪ/ | WED |
Thứ 5 | Thursday | /ˈθɝːz.deɪ/ | THU |
Thứ 6 | Friday | /ˈfraɪ.deɪ/ | FRI |
Thứ 7 | Saturday | /ˈsæt̮ərˌdeɪ/ | SAT |
Chủ nhật | Sunday | /ˈsʌn.deɪ/ | SUN |
Bên cạnh đó:
- Thứ 2 – thứ 6 là các ngày trong tuần, được gọi là Weekdays.
- Hai ngày cuối tuần (thứ 7 và Chủ Nhật), được gọi là Weekend.
- Tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật, gọi chung là Days of the week.
Xem thêm cách học từ vựng thuộc nhanh, nhớ lâu.
Để nghe phát âm của từng thứ trong tiếng Anh, hãy đọc tới cuối bài nhé. FLYER cũng sẽ bật mí thêm những sự thật thú vị về nguồn gốc & ý nghĩa tên của các thứ đó.
Dưới đây là video phát âm các thứ trong tiếng Anh giúp bạn có thể nhanh chóng học theo và ghi nhớ:
2. Quy tắc viết các thứ trong tiếng Anh
Quy tắc viết thứ thứ ngày tháng năm trong tiếng Anh khác với tiếng Việt. Cụ thể, tiếng Việt sẽ trình bày theo thứ tự thứ/ ngày/ tháng/ năm , ngược lại trong tiếng Anh sẽ được trình bày theo thứ tự phổ biến là thứ/ tháng/ ngày/ năm.
Ví dụ:
- Thứ 3, ngày 17 tháng 8 năm 2020 khi viết trong tiếng Anh sẽ là: Tuesday, August 17th, 2020.
Tuy nhiên, quy tắc viết thứ ngày tháng năm này cũng khác nhau giữa tiếng Anh-Anh và Anh-Mỹ. Trẻ cần phân biệt rõ sự khác nhau này để sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh.
Theo tiếng Anh-Anh | Theo tiếng Anh-Mỹ | |
---|---|---|
Quy tắc viết | Thứ, ngày + tháng, năm | Thứ, tháng + ngày, năm |
Cách viết thông thường | Monday, 1st April 2020 | Monday, April 1st, 2020 |
Cách viết đầy đủ | Monday, the First of April, 2020 | Monday, April the First, 2022 |
Quy tắc dấu câu: Dấu phẩy (,) và gạch chéo (/) là 2 dấu câu phân cách được sử dụng phổ biến nhất khi viết thứ ngày tháng năm trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, đôi khi người bản xứ cũng dùng cả dấu gạch nối (-). Tuy nhiên, với mỗi dấu phân cách khác nhau thì cách viết cũng khác nhau đôi chút.
Ví dụ:
- Dấu phẩy (,) có thể sử dụng với mọi trường hợp: Tuesday, 24th Novembers, 2021
- Dấu gạch chéo (/) và gạch nối (-) chỉ được dùng phân cách ngày tháng năm, không được dùng để phân cách thứ: 24/11/2021 hoặc 24-11-2021
Xem thêm: Thành thạo 5 cách dùng số thứ tự Tiếng Anh trong 15 phút (có bài tập áp dụng)
3. Giới từ đi kèm các thứ trong tiếng Anh
Sử dụng giới từ On trước các thứ trong tiếng Anh kể cả khi viết các ngày đứng độc lập hoặc đi theo cụm thứ/ tháng/ ngày/ năm.
Ví dụ:
- On Monday: Vào thứ Hai
- On Tuesday: Vào thứ Ba
- I go to school on Tuesday.
Tôi đến trường vào thứ 3.
- On Wednesday, November 6, 2021.
Vào thứ 4, ngày 6 tháng 11 năm 2021.
Ngoài ra, có thể dùng giới từ On + thứ thêm “s” để chỉ về sự việc, hành động xảy ra vào các thứ hàng tuần.
Ví dụ:
- I go to the gym on Mondays.
Tôi đến phòng gym thứ 2 hàng tuần.
Cách dùng này tương tự với việc sử dụng từ Every + thứ.
Ví dụ:
- I go to the office every Monday.
Tôi đến văn phòng thứ 2 hàng tuần.
Xem thêm: Số đếm tiếng Anh: Hướng dẫn chi tiết cách đọc, viết và phân biệt với số thứ tự
4. Cách hỏi đáp về thứ trong tiếng Anh
Cấu trúc 1:
Câu hỏi: | What day is it today? (Hôm nay là thứ mấy?) |
Trả lời: | It is + thứ (Hôm nay là thứ…) |
Ví dụ:
- What day is it today? – It is Sunday.
Cấu trúc 2:
Câu hỏi: | What do we have on + thứ? (Chúng ta có môn học nào vào thứ…?) |
Trả lời: | On + thứ, we have + môn học (Vào thứ…, chúng ta có môn…) |
Ví dụ:
- What do we have on Friday? – We have Maths.
Cấu trúc 3:
Câu hỏi: | When is the next + môn học? (Khi nào là tiết học… tiếp theo?) |
Trả lời: | It is on + thứ (Tiết học…vào thứ…) |
Ví dụ:
- When is the next English class? – It is on Tuesday.
5. Bài tập các thứ trong tiếng Anh (kèm đáp án)
Tải bản PDF về tại đây:
6.Từ vựng về các thứ trong tiếng Anh khi giao tiếp
Các thứ trong tiếng Anh là những từ vựng được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Sau đây là một số tình huống thường gặp trong giao tiếp tiếng Anh có sử dụng từ vựng về các ngày trong tuần.
6.1. Khi đặt thời gian cho một cuộc hẹn
Khi muốn định trước thời gian cho một cuộc hẹn với bạn bè, người thân,… thì cần nêu ra thời gian cụ thể.
Ví dụ:
- We will have an online meeting on Thursday, January 20th, 2022.
Chúng ta sẽ có một cuộc họp trực tuyến vào thứ 5, ngày 20 tháng 1 năm 2022.
6.2. Khi nhắc cụ thể đến thời gian của 1 sự kiện nào đó
Đối với những sự kiện xảy ra hàng tuần nhưng cố định vào một ngày cụ thể trong tuần, ví dụ như thời khoá biểu, lịch học, lịch họp,… Người nói có thể dùng every + ngày cụ thể
Ví dụ:
- My mother goes to church every Sunday.
Mẹ tôi đi nhà thờ vào mỗi chủ nhật.
- I have Literature every Thursday.
Tôi có môn Văn học vào mỗi thứ 5.
Khi nhắc về một sự kiện đã hoặc sắp xảy ra, người nói có thể dùng kèm các từ như “last’, “next”, “this”,… và lược bỏ giới từ “on”.
Ví dụ:
- I visited my friend last Saturday.
Tôi đã đi thăm bạn vào thứ bảy tuần trước.
- I will come back to school this Tuesday morning.
Tôi sẽ trở lại trường sáng thứ 3 tuần này.
7. Ý nghĩa tên các thứ trong tiếng Anh
Người La Mã tin vào các vị thần và sự chuyển động của các ngôi sao trên bầu trời. Do đó, họ đặt tên các thứ trong tiếng Anh theo tên của các ngôi sao là Venus (sao Kim), Jupiter (sao Mộc), Mercury (sao Thủy), Mars (sao Hỏa) và Saturn (sao Thổ) cùng với 2 ngôi sao khác là Mặt trăng và Mặt trời. 7 ngôi sao này tương ứng với 7 ngày trong tuần.
7.1. Ý nghĩa của thứ 2 (Monday)
Theo người La Mã cổ đại, ngày đầu tiên của tuần là Ngày mặt trăng (Day of the Moon). Trong tiếng Latin, ngày này có tên là “Dies Lunae”, trong tiếng Đức được gọi là “Montag”. Ở thời cổ đại, thứ 2 vốn được gọi là “Mon(an)dæg”, sau đó theo sự thay đổi của ngôn ngữ mà sau này, ngày thứ 2 trong tiếng Anh được gọi là Monday.
7.2. Ý nghĩa của thứ 3 (Tuesday)
Thứ 3 – Tuesday, có nguồn gốc từ tên của vị thần Marstis (sao Hỏa) trong văn hóa của người La Mã. Người La Mã đặt tên ngày thứ 3 là “dies Martis”, nhưng trong tiếng Đức thứ 3 lại được gọi là “Tiu”. Ngày nay, người ta đã lấy tên chính thức của thứ 3 trong tiếng Anh là Tuesday theo tiếng Đức.
7.3. Ý nghĩa của thứ 4 (Wednesday)
Nếu thứ 3 được đặt tên theo vị thần sao Hỏa (Mars) thì ngày thứ 4 được đặt tên dựa theo vị thần Mercury (sao Thủy). Trong tiếng Latin, người La Mã cổ đại gọi thứ 4 là “dies Mercurii” còn người Đức gọi là “Woden’s day”. Ngày nay, thứ 4 trong tiếng Anh là Wednesday, dựa theo tiếng Đức.
7.4. Ý nghĩa của thứ 5 (Thursday)
Người La Mã cổ đại đặt tên ngày thứ 5 trong tuần theo tên của thần sấm sét – vua của các vị thần La Mã, sao Mộc (Jupiter). Thần sấm set trong văn hóa Latin được gọi là “dies Jovis” thì người Nauy gọi thần sấm set là Thor, do đó ngày thứ 5 theo tiếng Nauy được gọi là “Thor’s day”. Tiếng Anh đã dựa theo đó và gọi ngày thứ 5 trong tiếng Anh là Thursday.
7.5. Ý nghĩa của thứ 6 (Friday)
Ngày thứ 6 được đặt tên theo vị thần của tình yêu và sắc đẹp là Venus (sao Kim). Theo tiếng Latin, ngày thứ 6 trong tuần có tên là “dies Veneris”. Ngược lại, vị thần tình yêu và sắc đẹp trong văn hóa của người Đức và Bắc Âu có tên là Frigg nên họ gọi ngày thứ 6 là “Frije – dagaz”. Dựa trên cách gọi theo tiếng Đức, ngày nay thứ 6 trong tiếng Anh là Friday.
7.6. Ý nghĩa của thứ 7 (Saturday)
Trong văn hóa của người La Mã cổ đại, thứ 7 là “Ngày của thần Saturn” (Day of Saturn), đặt theo tên của vị thần La Mã chuyên trông coi về nông nghiệp là thần Saturn (sao Thổ). Tên gọi của ngày thứ 7 trước kia là “dies Saturni”, ngày nay thứ 7 trong tiếng Anh được gọi là Saturday.
7.7. Ý nghĩa của ngày Chủ Nhật (Sunday)
Nếu như thứ 2 là ngày Mặt trăng (Day of the Moon) thì chủ nhật là ngày của mặt trời (Day of the Sun). Trong khi người Đức gọi ngày chủ nhật là “Sunnon-dagaz” thì người La Mã cổ đại gọi ngày này là “dies Solis”. Ngày nay, trong tiếng Anh ngày chủ nhật được gọi là Sunday.
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng tên các thứ trong tiếng Anh cũng bắt nguồn từ những kim loại mà loài người tìm ra 7 kim loại là vàng, bạc, đồng, sắt, chì, kẽm và thủy ngân trong thời cổ đại.
Kết luận
Trên đây, FLYER vừa trình bày chi tiết về các từ vựng, nguồn gốc và bài tập liên quan đến các thứ trong tiếng Anh. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết cách vận dụng các từ vựng về thứ trong tiếng Anh vào giao tiếp hằng ngày.
Ba mẹ quan tâm đến luyện thi Cambridge & TOEFL hiệu quả cho con?
Để giúp con giỏi tiếng Anh tự nhiên & đạt được số điểm cao nhất trong các kì thi Cambridge, TOEFL…. ba mẹ tham khảo ngay gói luyện thi tiếng Anh cho trẻ tại Phòng thi ảo FLYER.
✅ 1 tài khoản truy cập 1000++ đề thi thử Cambridge, TOEFL, IOE,…
✅ Luyện cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết trên 1 nền tảng
✅ Giúp trẻ tiếp thu tiếng Anh tự nhiên & hiệu quả nhất với các tính năng mô phỏng game như thách đấu bạn bè, bảng xếp hạng, games luyện từ vựng, bài luyện tập ngắn,…
Trải nghiệm phương pháp luyện thi tiếng Anh khác biệt chỉ với chưa đến 1,000 VNĐ/ ngày!
evrve
Để được tư vấn thêm, ba mẹ vui lòng liên hệ FLYER qua hotline 086.879.3188
>>> Xem thêm:
Bài viết được
Tiếng Anh Là Gì tổng hợp nhằm cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho người học tiếng Anh hiện nay.